Đang tải...

10 bài học xương máu cho ai muốn kinh doanh thành công

Kinh doanh, một hành trình đầy thử thách và cơ hội, hứa hẹn những thành công rực rỡ nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm. Con đường đến với đỉnh cao doanh nghiệp chông gai và đầy rẫy bẫy rập, những bài học xương máu là tấm bản đồ dẫn đường, giúp bạn tránh khỏi những sai lầm chết người và hướng đến thành công bền vững. Dưới đây là 10 bài học xương máu dành cho những ai muốn kinh doanh thành công.

 

10 bài học xương máu cho những ai muốn kinh doanh thành công

1. Khởi nghiệp không bao giờ là dễ

Lòng nhiệt huyết, niềm tin vào sản phẩm và ý tưởng kinh doanh là động lực tuyệt vời. Tuy nhiên, khởi nghiệp không bao giờ là con đường trải đầy hoa hồng. Chuẩn bị tinh thần đối mặt với khó khăn, thử thách, thất bại và cả sự cô đơn. Bạn sẽ phải đối mặt với:

Áp lực cạnh tranh: Thị trường đầy rẫy đối thủ cạnh tranh, từ những doanh nghiệp lớn đến các startup mới nổi. Bạn không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, giá cả mà còn phải cạnh tranh về nhân tài, nguồn vốn và cả khách hàng. Việc phải liên tục cập nhật xu hướng, đổi mới sáng tạo và tìm ra điểm khác biệt là một thử thách không hề đơn giản.

Thiếu kinh nghiệm: Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc bạn phải học hỏi từ những sai lầm, tự mình mày mò và tích lũy kinh nghiệm. Bạn không thể dựa vào bất kỳ kinh nghiệm nào, mà phải tự mình mở ra những con đường mới. Điều này đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn xa, sự kiên nhẫn và quyết tâm.

Vốn hạn chế: Khởi nghiệp thường đi kèm với nguồn vốn eo hẹp, bạn phải biết quản lý tài chính hiệu quả và tìm kiếm nguồn vốn bổ sung. Việc thiếu vốn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn đe dọa khả năng sinh tồn của doanh nghiệp.

Thất bại là điều không thể tránh khỏi: Không phải ai khởi nghiệp cũng thành công, thất bại là điều bình thường. Điều quan trọng là bạn rút kinh nghiệm từ thất bại để mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc đối mặt với thất bại và những áp lực tâm lý liên quan là một thử thách lớn.

2. Cần có quyết tâm đủ lớn

Khởi nghiệp không chỉ cần bạn có ý tưởng hay sản phẩm tốt, mà còn cần bạn có quyết tâm đủ lớn để vượt qua mọi khó khăn. Bạn phải sẵn sàng đối mặt với:

Áp lực từ gia đình và xã hội: Gia đình và xã hội thường kỳ vọng vào một công việc ổn định, thu nhập cao. Việc bạn quyết định khởi nghiệp có thể sẽ gây áp lực lên họ và bạn phải biết cách giải quyết.

Căng thẳng về tinh thần, đầu tư thời gian và công sức: Khởi nghiệp đòi hỏi bạn phải đầu tư toàn bộ thời gian, công sức và tinh thần vào dự án. Việc phải từ bỏ những hoạt động khác và tập trung hoàn toàn vào doanh nghiệp là một quyết định không hề dễ dàng.

3. Phải lựa chọn và đánh đổi

Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc bạn phải đưa ra hàng loạt các lựa chọn và đánh đổi. Bạn cần cân nhắc:

Lựa chọn mô hình kinh doanh: Bạn phải xác định rõ mô hình kinh doanh phù hợp với năng lực, tài chính và mục tiêu của mình. Liệu đó có phải là kinh doanh truyền thống, kinh doanh online hay các mô hình mới nổi như chia sẻ, nền tảng số?

Lựa chọn sản phẩm/dịch vụ: Bạn phải xác định sản phẩm/dịch vụ nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ thị trường, đối thủ cạnh tranh và xu hướng tiêu dùng.

4. Lựa chọn cách bắt đầu phù hợp

Có nhiều cách để bắt đầu một doanh nghiệp, bạn cần lựa chọn phương thức phù hợp nhất: Bắt đầu từ con số 0 có ưu điểm là bạn có thể xây dựng doanh nghiệp theo đúng tầm nhìn và triết lý của mình. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và rủi ro nhất. Không có điều kiện, không có tiền, không có quan hệ không có kinh nghiệm nhưng mà cũng có rất nhiều ưu điểm đó là ý chí, nghị lực cái tư duy tư tưởng cái ý chí nó cũng không phải quá tệ không phải Quá tồi.

Đặc biệt là cái ý chí này nó còn từ trải nghiệm từ cái sự vùi dập của xã hội để làm sao mà xã hội có vùi dập như thế nào thì anh Thắng cũng quyết đứng lên bằng được. Quyết vùng dậy bằng được để trụ vững rồi để phát triển được thì cái điều đấy là cái điều anh Thắng đã có nếu không có điều đấy thì không bao giờ thành công được trong một cái điều kiện nó khó khăn như thế. Không có nhiều cái thuận lợi nó như thế nhưng cái điều đấy nó lại cực kỳ quan trọng. Các em bây giờ là mà có được cái điều đó cộng lên cộng thêm một số cái nguồn lực khác cộng thêm một số cái thuận lợi khác thì các em sẽ dễ thành công hơn. Nhưng các em cho dù có nguồn lực mà không có cái điều đó các em không có trí tuệ không có ý chí không có nghị lực thì các em cũng chỉ là những cái máy đốt tiền. Cái này phải rèn luyện chứ không phải ngày một ngày hai mà có được. 

5. Tập trung vào việc sinh tồn

Khi khởi nghiệp, điều quan trọng nhất là phải tập trung vào việc duy trì sự sống của doanh nghiệp. Bạn cần:

Tập trung vào dòng tiền: Dòng tiền là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Bạn cần chú trọng vào việc quản lý và tối ưu hóa dòng tiền, đảm bảo đủ nguồn lực để duy trì hoạt động.

Ưu tiên các khoản chi phí cần thiết: Khi nguồn lực còn hạn chế, bạn cần ưu tiên chi trả những khoản chi phí thiết yếu nhất, như chi phí nhân công, thuê mặt bằng, nguyên vật liệu sản xuất... Hãy cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết.

Tập trung vào sản phẩm/dịch vụ cốt lõi: Thay vì phân tán nguồn lực, hãy tập trung vào sản phẩm/dịch vụ cốt lõi, những sản phẩm mang lại giá trị cốt lõi cho khách hàng. Từ đó, bạn có thể dần mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động.

Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu: Bạn cần xây dựng hệ thống kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, theo dõi và phân tích kỹ từng khoản chi để tối ưu hóa chi phí.

Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có: Hãy tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có như không gian làm việc, thiết bị, nhân sự... thay vì phải đầu tư mới. Điều này giúp giảm thiểu chi phí ban đầu.

6. Quản trị tài chính thông minh

Tuy rằng bạn cần có đủ tiền để đưa startup đến thành công nhưng hãy nhớ rằng quá nhiều tiền sẽ khiến bạn trở nên lười biếng và ỷ lại, gây ra lãng phí. Dĩ nhiên là bạn có thể lựa chọn bổ sung vào quỹ khẩn cấp, chỉ cần đảm bảo rằng bạn tuân thủ ngân sách và xác định chính xác trường hợp khẩn cấp là gì. 

Thời gian đầu nhiều khi các bạn hoành tráng quá mà không chú trọng đến điều này nên bao nhiêu tiền cũng hết và Startup chết yểu. Ý thứ sáu là quản trị tài chính thông minh thì thôi chia sẻ một cái ý mà để mà làm sao nó phù hợp với tất cả mọi người. Đa phần các bạn không dư giả về tài chính,  mà có cuộc sống bớt khổ và đớt bớt phải lo nghĩ quá nhiều về tài chính thì đó là : chúng ta phải biết quản trị, biết chi tiêu. Chưa có nguồn lực dư giả về tài chính thì chúng ta cũng phải biết cân đối tài chính, cân đối thực trạng hiện tại. 

7. Thích nghi với sự cô đơn

Thích nghi với sự cô đơn, vì có quá nhiều khó khăn, quá nhiều chông gai, quá nhiều thử thách, quá nhiều cái chúng ta phải đối diện. Kể cả là khi mới bắt đầu đến khi có một chút thành công và đến khi thành công hơn nữa. Kể cả từ khi doanh nghiệp còn nhỏ đến doanh nghiệp vừa và lớn hơn thì sự cô đơn nó luôn luôn thường trực với người điều hành - một giám đốc cô đơn. 


Ở đây tại sao lại nói như vậy, vì làm chủ doanh nghiệp luôn phải trăn trở một mình, phải suy nghĩ. Suy nghĩ ở đây không phải chỉ đơn giản là cho bản thân mình mà khi mở một doanh nghiệp ra thì nó gắn liền với sứ mệnh, rồi bao nhiêu anh em ở phía dưới cả một đội ngũ ở phía dưới, cả một tương lai của công ty rồi từ anh em đó sẽ ảnh hưởng đến bao nhiêu gia đình.

Mình phải suy nghĩ mình phải trăn trở rất là nhiều rồi trên thương trường nó cũng quá nhiều cái khó khăn,  luôn luôn có sóng gió, luôn luôn có khó khăn mà phải đối diện, mà phải giải quyết để vượt qua. Để tìm lời giải đối diện với rất rất nhiều cái sự cô đơn, có những việc không chia sẻ được với ai, nằm vắt tay lên trán, nước mắt cứ trào ra. Khởi nghiệp không phải dành cho tất cả mọi người, không phải ai cũng đối diện được.

8. Không ngừng học hỏi

Không ngừng học hỏi mỗi ngày, ở đây là dành cho tất cả chúng ta, anh Thắng từ một người nhân viên mở công ty ra và chưa ngày nào được làm quản lý. Chưa ngày nào được làm lãnh đạo. Vậy thì kiến thức về quả quản lý quản trị ở đâu ra? Chỉ có đi học rồi khởi nghiệp từ một điều kiện khó khăn như thế, nền tảng như thế, khách hàng không có phải tìm cách để tìm kiếm khách hàng, marketing truyền thông, quản trị về tài chính đủ các thứ cả tất cả những cái đấy đều không có và đều phải học hỏi không ngừng liên tục.

Việc học làm cho bản thân mình dần dần đủ kiến thức, đủ kỹ năng để điều hành để vận hành doanh nghiệp. Và để đưa doanh nghiệp lên vị thế cao hơn. Có một từ khóa key muốn những bạn nào có ý định khởi nghiệp thì hãy luôn luôn chú ý và mang theo trong mình đó là “người lãnh đạo hay đội ngũ lãnh đạo của công ty là chốt chặn của công ty đó” -  là chốt chặn của doanh nghiệp đó. Nếu cái chốt chặn này mà không cao, không có tầm thì doanh nghiệp không thể nào đi lên được.

Nên việc học hỏi để nâng cao năng lực của người lãnh đạo lên, để doanh nghiệp phát triển thì cực kỳ quan trọng nên là người lãnh đạo là phải thường xuyên học hỏi, 12 năm khởi nghiệp đó là 12 năm mà tôi liên tục học hỏi, ngày nào cũng thế ngày nào cũng vậy ngày nào cũng phải dành ra khoảng hai ba tiếng để học, học để nâng bản thân mình lên, học để đủ kiến thức để xây dựng dẫn dắt doanh nghiệp, bởi vì thuyền to sóng to, việc học hỏi là không ngừng. Còn đối với chúng ta thì trong cuộc sống cũng thế để phát triển để thăng tiến, để thành công thì gốc gác nó cũng từ việc học. 

9. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Rồi Khởi nghiệp thì chúng ta cũng phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trước khi khởi nghiệp thì chúng ta phải trả lời cho một câu hỏi “Nếu thất bại thì chúng ta có bị gục ngã hay không? Nếu thất bại thì chúng ta có đủ sức đứng dậy hay không?” Chúng ta phải trả lời được việc đó và làm sao để khi gặp thất bại thì chúng ta vẫn đứng dậy được và không bị nó vùi dập, chúng ta phải hỏi và trả lời câu đó thì nghiêm túc suy nghĩ trước khi bắt tay vào khởi nghiệp.

10. Tư duy tổng thể nhưng hành động cụ thể và quyết liệt

Điều thứ 10 đó là tư duy tổng thể nhưng hành động phải cụ thể. Chúng ta thường có nhiều hoài bão, rất nhiều mơ mộng, rất nhiều điều mong muốn. Chỉ có hành động hành động thì mới mang lại kết quả, Hãy Nhớ Đấy cái từ key này trong công việc, trong cuộc sống hay là có Khởi nghiệp đi chăng nữa, thì chỉ có hành động hành động mới mang lại kết quả.Nên nói phải đi đôi với làm là tuyệt vời nhất. 

Trong quá trình khởi nghiệp, việc đối mặt với những thách thức và khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm, kiên trì và sự sáng tạo, bạn có thể vượt qua mọi trở ngại để đạt được thành công trong kinh doanh. Hãy nhớ rằng, con đường khởi nghiệp không bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc và chiến lược phù hợp, sẽ có cơ hội đạt được mục tiêu và phát triển bền vững cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn may mắn!

Bài viết liên quan:

Bài viết khác

Bài học kinh doanh cho người mới bắt đầu - Câu chuyện và kinh nghiệm từ người thành công

Bài học kinh doanh cho người mới bắt đầu - Câu chuyện và kinh nghiệm từ người thành công

Bài học kinh doanh thành công không chỉ đơn thuần là những chiến lược hay kỹ thuật, mà còn là những nguyên tắc cơ bản giúp doanh nhân phát triển tư duy và kỹ năng cần thiết.

Xem chi tiết
Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công - Chia sẻ từ startup thành công nhất

Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công - Chia sẻ từ startup thành công nhất

Khởi nghiệp thành công là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị. Mỗi startup thành công đều có những kinh nghiệm và bài học riêng được đúc kết từ quá trình khởi nghiệp của mình. 

Xem chi tiết
90% khởi nghiệp thất bại vì không biết điều này

90% khởi nghiệp thất bại vì không biết điều này

Trong buổi giao lưu chia sẻ với sinh viên Đại học Bách Khoa, Hoàng Hữu Thắng đã chia sẻ về 8 ĐIỀU CỐT LÕI để các bạn trẻ có thể khởi nghiệp thành công.

Xem chi tiết
Tay trắng, tôi đã gây dựng nên một tập đoàn như thế nào?

Tay trắng, tôi đã gây dựng nên một tập đoàn như thế nào?

Không có tiền nhưng tôi vẫn tìm cách bắt đầu được, không có quan hệ nhưng tôi vẫn có được khách hàng, không có kinh nghiệm nhưng tôi vẫn làm ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Xem chi tiết
Thời điểm vàng để khởi nghiệp

Thời điểm vàng để khởi nghiệp

Tôi xin gửi đến các bạn những chia sẻ về thời điểm phù hợp nhất để khởi nghiệp, và những điều cần lưu ý khi nhận lời khuyên về khởi nghiệp từ người khác. 

Xem chi tiết
Góc khuất phía sau thành công

Góc khuất phía sau thành công

Trên con đường tìm đến thành công và hạnh phúc, ai cũng có những góc khuất của riêng mình. Hôm nay, tôi muốn được chia sẻ về “góc khuất phía sau thành công” của tôi. Câu chuyện thực tế đã trở thành một dấu mốc, bước ngoặt và lựa chọn quan trọng, quyết định đến tương lai của tôi sau này.

Xem chi tiết
Thông báo

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hoanghuuthang

Hotline Email Zalo
Về đầu trang

Tham gia cộng đồng

Thông báo
Đóng