Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hoanghuuthang
Đang tải...
Một con số thực tế là có tới khoảng 90% những người khởi nghiệp lần đầu đều sẽ thất bại. Điều đó nói nên khởi nghiệp khó khăn đến mức nào và để thành công là không hề dễ. Trong buổi giao lưu chia sẻ với sinh viên Đại học Bách Khoa, Hoàng Hữu Thắng đã chia sẻ về 8 ĐIỀU CỐT LÕI để các bạn trẻ có thể khởi nghiệp thành công. Hôm nay, tôi xin phép chia sẻ lại với các bạn. Mong rằng, sau bài chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm một số kiến thức bổ ích để bắt tay vào quá trình khởi nghiệp của mình.
Để khởi nghiệp thành công, thường chúng ta xuất phát từ một ý tưởng nào đó. Chúng ta thường trăn trở hoặc có duyên với một ngành, nghề, lĩnh vực nào đó, ở trong một tổ chức nào đó. Nhưng thông thường, đối với sinh viên, chúng ta hay bị viển vông. Vì chúng ta chưa hiểu và chưa có kiến thức.
Chúng ta làm ra một sản phẩm, một dịch vụ không phải để cho chúng ta ngắm, không phải để cho nó vui. Chúng ta làm ra một sản phẩm, một dịch vụ là để phục vụ xã hội, để đáp ứng nhu cầu hay để giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội. Nếu một sản phẩm mà làm được việc đó có nghĩa là đáp ứng được cả cung lẫn cầu. Khi đó, nó sẽ có cơ hội được xã hội đón nhận và có cơ hội thành công.
Nhiều khi chúng ta nghĩ sản phẩm của chúng ta hoành tráng, đặc biệt là các bạn trẻ, có không ít các bạn hơi ảo tưởng về sức mạnh, ảo tưởng về trí tuệ của mình. Trên thực tế, các bạn trẻ bây giờ có nhiều ưu điểm, có sự thông minh. Nhưng thông minh không đi đôi với trí tuệ. Do đó, các bạn hãy cẩn thận với tư tư duy tư tưởng của mình. Ảo tưởng là rất nguy hiểm, vì khi các bạn ảo tưởng là các bạn sẽ bốc đồng, các bạn sẽ thiếu sự lắng nghe. Mà thiếu sự lắng nghe là một cái điểm “chết”. Cái điểm “chết” nó xảy ra ở hai đối tượng, đó là các bạn và tôi. Tôi là người lãnh đạo cấp cao, là người thành công. Nếu không có sự rèn luyện, sẽ nghĩ phát ngôn của mình là chân lý, là đúng…
Không phải như vậy. Bởi khi đó mình đang rơi vào điểm “chết” và không chịu lắng nghe. Điều này sẽ rất nguy hiểm. Điều này rất dễ xảy ra ở các bạn trẻ, những người chưa có va vấp nhiều với xã hội, thấy mọi thứ đang rất màu hồng.
Tôi là người từng trải, từng trải qua nhiều khổ ải nên tôi hiểu và muốn chia sẻ đến các bạn. Điều này không để làm các bạn nhụt chí, mà để các bạn luôn luôn tỉnh táo và vững bước hơn, ít vấp ngã hơn.
Tóm lại ý thứ nhất về sản phẩm, dịch vụ. Đó là sản phẩm, dịch vụ bạn muốn khởi nghiệp phải giải quyết được một nhu cầu, một vấn đề gì đó của xã hội. Khi đó, nó mới có cơ hội thành công. Chứ đừng sinh ra một sản phẩm chỉ dựa trên đam mê của mình. Đam mê là tốt nhưng nó phải phù hợp với xã hội, phải đáp ứng được nhu cầu và giải quyết vấn đề gì đó của xã hội.
Nếu bạn nào có ý định khởi nghiệp, hãy nghiêm túc về vấn đề này.
Ý thứ hai là tương lai của nó thế nào, tương lai của nó có sống được tiếp hay không. Và xa hơn nữa là có thể phát triển tiếp hay không.
Có những sản phẩm hiện tại chưa phát triển nhưng tương lai nó lại rất rực rỡ, và có những sản phẩm hiện tại rất rực rỡ nhưng tương lai có thể biến mất. Đối với những bạn khởi nghiệp thì phải mường tượng được, phải đoán định được, phải có khả năng nghiên cứu để xem sản phẩm này tương lai nó thế nào. Tố chất là bản năng của người lãnh đạo, nếu mà các bạn không có tố chất này thì cũng chưa khởi nghiệp được đâu. Vì khởi nghiệp không phải dành cho tất cả mọi người mà chỉ cho những người hội tụ được những điều kiện cần và đủ. Mà một trong những điều kiện cần và đủ đó là phải có tố chất.
Chúng ta đều biết, công ty Nokia đã ra đi một cách rất đau đớn, Yahoo không chịu đổi mới, không bắt nhịp được xu thế cũng phải bán lại... Như vậy, những tập đoàn rất lớn tương lai có thể biến mất dù đã có một thời kỳ rất huy hoàng, rực rỡ.
Chúng khởi nghiệp phải dựa trên điểm mạnh, dựa trên lợi thế của chúng ta. Khi dựa trên điểm mạnh và lợi thế của chúng ta thì chúng ta bớt vất vả và có cơ hội phát triển.
Ba trường hợp khởi nghiệp bao gồm:
Trên thực tế, đa phần tập đoàn lớn và doanh nghiệp sinh ra, tồn tại và phát triển là do những người tự thân gây dựng nên – tức là thuộc đối tượng thứ 3 như tôi vừa chia sẻ. Như vậy, đối tượng thứ ba cũng hoàn toàn có cơ hội thành công.
Tôi chia sẻ về 3 đối tượng khởi nghiệp như vậy để các bạn rơi vào đối tượng nào thì cũng cố gắng tận dụng phát huy. Nhưng đối tượng thứ nhất và đối tượng thứ hai thường sẽ thiếu sự bền vững. Để bền vững thì phải có tư duy tư tưởng phù hợp và phải luôn luôn học hỏi, nâng cấp mình để phát triển hàng ngày.
Và cuối cùng là phải thoát ra được sự phụ thuộc người có tiền, nghĩa là không cần tiền trợ cấp, không cần nguồn lực. Thay vào đó, chúng ta sẽ sống bằng chính nguồn lực của chúng ta gây dựng nên. Còn người có mối quan hệ thì phải thoát ra khỏi mối quan hệ. Đến một thời điểm nào đó doanh nghiệp của tôi phải thoát ra khỏi mối quan hệ, không cần mối quan hệ đấy doanh nghiệp vẫn lớn, vẫn phát triển được… Khi đấy, nó mới có thể bền vững được. Sự tồn vong của doanh nghiệp cần đặt trong tay mình chứ không phải từ người khác.
Các bạn muốn thành công, hay muốn sau này ra trường có được một công việc tốt, ổn định. Hay các bạn muốn thăng tiến thì phải thực sự biết mình muốn gì. Chỉ khi biết mình thực sự muốn gì để các em mới phát triển, mới thành công được.
Và việc biết mình muốn gì phải thực sự rõ nét và cụ thể. Ví dụ, bạn muốn ra trường, bạn vào một công ty của nước ngoài, hay làm cho một tập đoàn A, tập đoàn B vì bạn rất thần tượng nó. Và bạn đặt ra mục tiêu về một mức lương nhất định, sau 3-5 năm bạn sẽ vươn lên làm vị trí quản lý, leader, trưởng phòng… Đó là mục tiêu của bạn. Còn sau 5 năm bạn sẽ tính tiếp, một là bạn sẽ gắn bó đâu dài để phát triển cao hơn trong chính doanh nghiệp đấy hoặc một doanh nghiệp khác ở vị trí tương đương. Hai là bạn sẽ khởi nghiệp. Tức là, mình đang biết rõ và định tính rất rõ ràng cho tương lai của mình. Mình phải biết mình muốn gì thì mới bắt đầu đi tiếp được.
Tôi biết việc này không hề đơn giản với các bạn đang là sinh viên, nhưng các bạn hoàn toàn có thể làm được điều này. Mong muốn này không phải ngày một ngày hai, mà phải thực sự nghiêm túc trăn trở thì mới biết mình muốn gì. Điều này vô cùng quan trọng.
Khi đã thực sự mình biết mình muốn gì rồi, mình sẽ thực hiện điều mình muốn, mình sẽ biến điều mình muốn đó, biến mục tiêu đó thành hiện thực bằng phương pháp nào đúng nhất, tối ưu nhất. Bởi nếu sai, các bạn sẽ đi một vòng luẩn quẩn.
Phương pháp càng tối ưu các bạn càng rút ngắn được thời gian. Phương pháp càng tối ưu, càng sắc bén thì các bạn càng dễ dàng thành công. Nó không giới hạn. 5 năm các bạn có thể xây dựng được một doanh nghiệp 1000 tỷ, hay 5 năm các bạn có thể trở thành một trưởng phòng có thu nhập hàng trăm triệu. Điều đó hoàn toàn bình thường nếu chúng ta có thể đưa ra được giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất.
Đây là kinh nghiệm của tôi, cũng là kinh nghiệm của nhiều bạn bè của tôi hay những người thành công ngoài kia. Có nhiều bạn ra trường cùng với tôi, hay trước tôi, nhưng tôi may mắn lại về được đích trung gian trước. Tương lai tôi không dám khẳng định, nhưng hiện tại, tôi đã về đích trước rất nhiều người, những người còn đang loay hoay, luẩn quẩn ngoài kia.
Nguyên nhân cho sự luẩn quẩn đó chính là do phương pháp mình làm là sai, mình không kiên trì, không kiên định. Do đó, phương pháp rất quan trọng.
Phương pháp mà ở trên máy tính, trên điện thoại, file word hay ở trên sổ nó chỉ là phương pháp thôi. Nó chưa giải quyết được gì cả. Do đó, bước tiếp theo chúng ta phải có hành động, hành động một cách quyết liệt. Quyết liệt hành động, quyết liệt làm và làm để biến tất cả những gì mà chúng ta dự định thành kết quả.
Các bạn phải nhớ rằng, chỉ có hành động thì mới mang lại kết quả. Và kết quả chỉ có được thông qua hành động, chứ không bao giờ thông qua những lời nói hay lý thuyết.
Chúng ta đã không phải là người có xuất phát điểm từ một gia đình giàu có, thì chúng ta phải tập trung nguồn lực về tài chính. Chúng ta đã không phải là một thần đồng thông minh kiệt xuất, thì chúng ta cũng phải tập trung. Chúng ta không thể một lúc làm quá nhiều điều, quá nhiều việc được. Hãy tập trung và duy trì sự tập trung này. Tập trung trong một thời điểm là chưa đủ, mà hãy duy trì, luôn luôn duy trì sự tập trung này. Tập trung nguồn lực, tập trung năng lượng, tập trung thời gian, tập trung làm điều mà mình đang muốn nó thành hiện thực. Chỉ có như thế thì cơ hội thành công của các bạn mới rộng mở được.
Tôi đã nhìn thấy, đã chứng kiến nhiều bạn mắc sai lầm khi cái này cũng muốn, cái kia cũng muốn, làm chỗ này một tí, làm chỗ kia một tí. Cuối cùng thời gian trôi đi, cứ long đong lật đật đáng tiếc lắm. Lý do chỉ vì bạn đã sai ở việc không chịu tập trung nguồn lực. Chúng ta có cái gì chúng ta phải tập trung hết vào nó, thời gian cũng là một nguồn lực. Chúng ta phải hết sức chú ý tập trung tất cả nguồn lực: thời gian, tiền bạc, tâm sức, tâm trí, những gì mình có vào mục tiêu của mình. Đừng dàn trải và hãy duy trì sự tập trung này trong một thời gian dài, đủ để biến tất cả những kia nó thành hiện thực, biến tất cả những mục tiêu, những hoài bão, khát vọng thành hiện thực. Khi đó ta tự tin để có thể đặt ra cho những mục tiêu mới. Cứ như thế, chúng ta sẽ đi về phía trước.
Chúng ta phải kiên trì, phải đủ sự kiên trì, kiên định theo đuổi mục tiêu. Đa phần chúng ta không phải là người xuất chúng, là thần đồng hay là thần thánh gì cả. Mà chúng ta đa phần là người thường, chúng ta phải cần thời gian, cần một sự kiên trì để biến những mục tiêu của mình thành hiện thực.
Có những mục tiêu rất cao, rất khó sẽ rất cần thời gian để chúng ta kiên trì, kiên định theo đuổi, để chạm được đến thành công. Một hiện tượng xảy ra ở ngoài xã hội mà nó phổ biến, đó là chúng ta dù rất cố gắng, rất nỗ lực nhưng gần chạm đến thành công rồi chúng ta lại đầu hàng, chúng ta bỏ cuộc. Những bạn mà đã nghĩ mình cố gắng rồi cố, gắng rất nhiều rồi, mình đã nỗ lực lắm rồi nhưng mà chưa đạt đến thành công… Thì thưa với các bạn, ngoài xã hội kia những người mà đạt đến thành công thì người ta cố gắng hơn các bạn rất là nhiều. Và người ta phải hy sinh rất nhiều, người ta kiên trì kiên định với mục tiêu, toàn tâm toàn ý với mục tiêu để biến nó thành hiện thực. Sự kiên trì, kiên định này rất quan trọng. Đừng để khi đạt được 90% rồi thì chúng ta lại không đủ sự kiên trì, kiên định, quyết định đầu hàng, bỏ cuộc và đánh mất tất cả.
1 phần trăm, thậm chí là tôi ví von nó nhỏ hơn nữa là 0,1% chính là mấu chốt của vấn đề. Nó là cái khó nhất, là giai đoạn khó nhất quyết định thành hay bại. Chúng ta phải kiên trì, kiên định mở được cánh cửa thành công, phía trước nó là bầu trời tươi sáng.
Như vậy, trên đây là 8 điều tôi chia sẻ đến các bạn. Nó là một cái gì đó tổng quan để các bạn vận dụng. Nếu bạn là người bình thường, không phải đối tượng khởi nghiệp thì từ ý thứ tư trở đi là công thức dẫn lối cho các bạn để đạt được thành công. Tôi tâm huyết chia sẻ với các bạn và khẳng định với các bạn như vậy. Bởi vì một mặt nó được kiểm chứng, kiểm nghiệm bởi chính bản thân tôi. Thứ 2 là những điều này đã được tôi đối chiếu với nhiều doanh nhân. Đa phần các doanh nhân đa đều theo công thức này.
Những gì tôi chia sẻ nó là kiến thức nhưng gắn liền với thực chiến, gắn liền với thực tế. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thể vận dụng trong công việc, cuộc sống hàng ngày cũng như cho con đường khởi nghiệp của mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
Bài viết liên quan:
Bài viết khác
Những cuốn ebook khởi nghiệp không chỉ đem đến kiến thức thực tế mà còn truyền tải tinh thần doanh nhân, khích lệ độc giả dám mơ ước và dấn thân vào hành trình khởi nghiệp đầy thử thách.
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của các doanh nhân Việt Nam không chỉ là những câu chuyện truyền cảm hứng mà còn là nguồn tài liệu quý giá cho những ai muốn khởi nghiệp.
Khởi nghiệp ít vốn không chỉ đơn thuần là bắt đầu với nguồn tài chính khiêm tốn, mà còn là một triết lý kinh doanh giúp người khởi nghiệp rèn luyện tư duy linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo.
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng không chỉ là một hành trình mà còn là một cuộc cách mạng trong tư duy và khát vọng. Cách khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng không hề dễ dàng, nhưng chính từ những thách thức và thất bại, chúng ta sẽ học được bài học quý giá về kiên nhẫn và bền bỉ.
Bài học kinh doanh thành công không chỉ đơn thuần là những chiến lược hay kỹ thuật, mà còn là những nguyên tắc cơ bản giúp doanh nhân phát triển tư duy và kỹ năng cần thiết.
Khởi nghiệp thành công là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị. Mỗi startup thành công đều có những kinh nghiệm và bài học riêng được đúc kết từ quá trình khởi nghiệp của mình.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hoanghuuthang