Với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, đổi mới sáng tạo chính là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học, công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải thay đổi để khác biệt, thay đổi để tồn tại; không khác biệt đồng nghĩa với việc tự đào thải mình khỏi cuộc đua.
Đổi mới sáng tạo đã trở thành một trong những giá trị cốt lõi trong quá trình phát triển cũng như hoạch định chiến lược của mọi doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo như là ăn cơm, uống nước cần thực hiện thường xuyên, liên tục để duy trì được những giá trị tốt đẹp:
Thứ nhất, đổi mới sáng tạo là sức sống, là văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp, từ những thế hệ đầu tiên đến lớp những cán bộ nhân viên trẻ mới gia nhập đều được lan tỏa giá trị cốt lõi này. Sáng tạo chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Điều đó nên được lan tỏa và ngấm vào văn hóa trong mỗi doanh nghiệp.
Thứ hai, không phải đến khi phát triển, doanh nghiệp mới quan tâm đến câu chuyện sáng tạo mà ngay từ khi khởi sự các thế hệ lãnh đạo đi trước đã luôn phải đề cao yếu tố này. Đổi mới, sáng tạo tạo ra sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự kế thừa và cải tiến liên tục.
Thứ 3, Quản lý cấp cao nên lắng nghe và tôn trọng ngay cả những ý kiến sáng tạo nhỏ nhất. Điều này tạo ra sự gần gũi cũng như động lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc năng động nhất. Khi việc đổi mới, sáng tạo đã ngấm vào văn hóa vào tiềm thức từ lãnh đạo cho đến nhân viên thì câu chuyện đổi mới sáng tạo sẽ diễn ra hết sức tự nhiên.
Doanh nghiệp cần thúc đẩy việc đổi mới, sáng tạo thông qua những mục tiêu lớn, áp lực cao. Từ đó, tạo ra sức ép lớn đòi hỏi những cách làm mang tính sáng tạo, đột phá để đạt được hiệu quả cao nhất. Các phòng ban cũng nên áp dụng nguyên tắc chia nhỏ việc lớn để từng người, từng bộ phận phòng ban có thể chủ động, sáng tạo không phụ thuộc, không làm thay, không sáng tạo thay.
Sự phát triển tư duy, tư tưởng, trước hết là đội ngũ lãnh đạo, quản lý sau đó đến sự đổi mới tư duy của từng cán bộ công nhân viên. Ông Hoàng Hữu Thắng từng có bài chia sẻ về chủ đề “Thay đổi tư duy để bứt phá thành công”. Trong chặng đường hình thành và phát triển Intech, ông luôn tự tin rằng mình có thể làm được, con sóng này qua đi, con sóng khác lớn hơn lại đến, nhưng Intech luôn giữ cho mình tư tưởng “phải làm được và sẽ làm được”.
Ông Hoàng Hữu Thắng nhận định “Cần thay đổi góc nhìn, chiến lược trong tất cả mọi hoàn cảnh và thách thức, trên tất cả các mặt từ kinh doanh, vận hành, nhân sự, hướng tới mục tiêu kinh doanh trong kỷ nguyên của công nghệ số hóa. Chỉ có đổi mới, sáng tạo chúng ta mới theo được sự phát triển của xã hội, chỉ có như thế chúng ta mới không bị thụt lùi và chỉ có như thế chúng ta mới đủ kiến thức và năng lực để dẫn dắt doanh nghiệp đi đến những đỉnh cao mới.
Bài viết liên quan: