Đang tải...

Để có một cuộc đời ý nghĩa và giá trị

Ai cũng có một cuộc đời để sống. Tôi cũng vậy và bạn cũng vậy. Chúng ta đều không biết kiếp trước nó như thế nào và kiếp sau ra làm sao. Nên tôi và bạn hãy cùng trân quý kiếp này. Vậy làm sao để có một cuộc đời ý nghĩa và giá trị? Có lẽ đa phần chúng ta đều quan tâm, đều muốn tìm cho mình câu trả lời…

Cuộc đời của mỗi người đáng giá bao nhiêu?

Câu chuyện về khối đá giá bao nhiêu tiền

Có một câu chuyện ngắn rất ý nghĩa và giá trị thế này:

Một hôm có một vị tiểu hòa thượng hỏi sư phụ của mình rằng “Cuộc đời của mỗi người đáng giá bao nhiêu?” Vị hòa thượng mỉm cười và bảo “Con hãy ra sau hoa viên lau sạch một khối đá rồi đem ra chợ bán. Nếu có người hỏi, con không cần nói gì mà chỉ cần giơ hai ngón tay ra. Nếu có người trả giá thì cũng không bán và ôm đá về. Ta sẽ nói cho con biết cuộc đời mỗi người đáng giá bao nhiêu.”

Nghe lời sư phụ, sáng hôm sau tiểu hòa thượng ôm khối đá ra chợ bán. Trong chợ người đến người đi ai nấy cũng đều rất tò mò. Một bà chủ đi tới và hỏi khối đá này bán giá bao nhiêu tiền. Tiểu hòa thượng không nói gì chỉ giơ hai ngón tay ra, bà chủ nói “2 đồng à?” Tiểu hòa thượng lắc đầu. Bà chủ kia liền nói “Như vậy là 20 đồng đúng không, ta sẽ đem về để nén dưa muối” Tiểu hòa thượng nghe thế thầm nghĩ, tảng đá không đáng một đồng này lại có người bỏ ra 20 đồng để mua. Thật khó tin.

Sau đó, nghe lời dặn của sư phụ, tiểu hòa thượng vẫn không bán và hớn hở ôm đá chạy về. Tiểu hòa thượng gặp ngài và nói “Sư phụ! Hôm nay có vị thí chủ nguyện bỏ ra 20 đồng để mua khối đá. Giờ người có thể nói cho con biết đời người có giá trị đến đâu không?”

Vị thiền sư nói “Không cần vội, sáng mai con hãy đem khối đá đến viện bảo tàng. Nếu có người hỏi giá con cứ giơ hai ngón tay. Nếu có người trả giá, con vẫn không bán và tiếp tục ôm đá về. Thầy trò ta sẽ bàn tiếp.”

Tại viện bảo tàng, một đám người tò mò bèn lại xem, xì xào bàn tán rằng khối đá này bình thường như thế có giá trị gì đâu mà đem vào viện bảo tàng chứ. Rồi lại có người nói khối đá mà đem trưng bày trong viện bảo tàng ắt là có giá trị, chỉ là chúng ta không biết mà thôi.

Lúc này, có một người bước ra từ đám đông lớn tiếng hỏi tiểu hòa thượng: “Tiểu hòa thượng, khối đá này có giá bao nhiêu vậy?” Tiểu hòa thượng không nói gì chỉ giơ hai ngón tay ra. Người kia nói 200 đồng à, tiểu hòa thượng lắc đầu. Người kia lại nói: “Vậy thì 2000 đồng nhé? Tôi muốn mua về để điêu khắc tượng Phật.” Tiểu hòa thượng nghe thế lùi lại một bước, vô cùng kinh ngạc. Cậu vẫn theo lời dặn của sư phụ ôm khối đá kia về.

Về đến nơi cậu nói: “Sư phụ! Hôm nay có người muốn bỏ ra 2000 đồng để mua khối đá kia. Bây giờ người có thể nói cho con biết giá trị đời người nhiều nhất là bao nhiêu đi” Lão hòa thượng mỉm cười và nói: “Ngày mai con hãy tiếp tục đem khối đá kia đến tiệm đồ cổ. Vẫn như cũ, nếu có người trả giá thì hãy đem nó về. Lúc đó, sư phụ nhất định sẽ nói cho con biết đời người giá trị như thế nào.”

Tiểu hòa thượng lại ôm tảng đá kia đến tiệm đồ cổ. Và vẫn giống như trước, vài người vây lại xem rồi bàn tán đá gì, khai quật ở đâu, có từ triều đại nào,.. Cuối cùng, một người tới hỏi giá: “Tiểu hòa thượng khối đá này giá bao nhiêu?” Tiểu hòa thượng vẫn như cũ chỉ giơ hai ngón tay lên. Người này đáp: “2000 đồng? Tiểu hòa thượng nghe vậy thì trố mắt há hốc mồm.

Vị khách kia nghĩ mình trả giá thấp đã chọc tức tiểu hòa thượng nên đã lập tức chữa lời: “À không, tôi nói nhầm. Trả cho cậu 20 vạn nhé?” Tiểu hòa thượng nghe đến đó giật mình và liền ôm khối đá chạy về núi gặp sư phụ. Vừa tới nơi, cậu thở hổn hển và nói: “Sư phụ sư phụ, hôm nay có vị thí chủ trả 20 vạn để mua khối đá này. Giờ thì người có thể nói cho con biết giá trị lớn nhất của đời người là gì đi?”

Lão hòa thượng xoa đầu tiểu hòa thượng từ bi và nói: “Tiểu tử à, cuộc đời một người có giá trị lớn ngần nào, đáng giá bao nhiêu thì cũng giống như tảng đá kia vậy. Nếu con đem mình ra chợ bán, con chỉ có giá 20 đồng. Nếu con đem mình vào viện bảo tàng, con liền có giá trị 2000đ. Nhưng nếu con đặt mình vào tiệm đồ cổ, con có giá trị 20 vạn. Nền tảng khác nhau sẽ đặt định vị trí khác nhau. Giá trị nhân sinh cũng vì đó mà hoàn toàn khác biệt.”

Không sợ người khác coi thường, chỉ sợ bạn coi thường chính mình

Quả thật các bạn ạ, một chai nước suối nếu đặt trong siêu thị có giá khoảng 5000đ. Còn nếu đặt trong khách sạn 5 sao, 6 sao thì có thể có giá lên tới 450.000 đồng. Cùng là chai nước, tại sao giá lại chênh nhau quá vậy? Không sợ người khác coi thường, chỉ sợ bạn coi thường chính mình. Ai nói bạn không có giá trị, trừ khi bạn đem mình giống như tảng đá kia, đặt vào trong đám bùn này. Bất kỳ ai cũng không thể quyết định cuộc đời của bạn, bởi quyền lựa chọn nằm trong tay bạn.

Một người là ông chủ, là người lãnh đạo, gặp khó khăn sẽ không dễ buông xuôi từ bỏ. Nhưng nếu bạn là nhân viên thì tâm thế lại khác, sẵn sàng nghỉ việc một cách dễ dàng. Người bình thường không chịu nổi áp lực khó khăn, thậm chí là tủi nhục và luôn cần người khác động viên, an ủi. Người có thể làm nên nghiệp lớn khi gặp bất cứ chuyện gì cũng sẽ bình tĩnh tìm cách đối diện và giải quyết. Hơn nữa, có thể là chỗ dựa vững chắc cho người khác.

Muốn thay đổi mọi việc, đầu tiên hãy thay đổi chính mình

Có một đệ tử hỏi lão hòa thượng: “Sư phụ! Người có lúc lại đánh người, mắng người. Nhưng có lúc lại hòa nhã với người. Vì sao vậy?”

Vị sư phụ nói: “Đối với người thượng đẳng có thể đánh, có thể mắng, lấy chân diện mà đối đãi. Đối với người trung đẳng thì cần dùng phép ẩn dụ, cần giảng đúng mực. Bởi hắn không chịu nổi trách mắng. Đối với người hạ đẳng cần mỉm cười, hai tay hợp thập. Bởi hắn yếu ớt, tầm mắt hạn hẹp, chỉ nên dùng lễ tiết thế tục đơn giản mà đối đãi. Ngươi chịu được loại ủy khúc nào thì sẽ quyết định ngươi trở thành loại người đó.

Một người không biết làm việc thì cho dù có thay đổi công việc thì cũng không giải quyết được năng lực của mình. Một người không biết trân quý gia đình, có đổi vợ đổi chồng thì cũng vậy. Một ông chủ không có trí tuệ thì tuyệt đối sẽ không có được thành công bền vững. Bản thân chúng ta là nguồn gốc của tất cả.

Vậy nên, muốn thay đổi mọi việc đầu tiên phải thay đổi chính mình. Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống của bạn chính là như vậy. Có một câu nói thế này: ”Khi ta thay đổi góc nhìn về một sự việc thì sự việc đó cũng bắt đầu thay đổi. Một sự việc xảy ra đều có hai mặt của nó, là tích cực và tiêu cực. Nếu nhìn theo mặt tích cực, ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ đó. Còn nếu nhìn theo mặt tiêu cực thì nó rất là u ám, tăm tối, thậm chí là địa ngục. Trần gian hay địa ngục đôi khi chỉ khác nhau ở góc nhìn. Một hình trụ nhìn từ trên xuống thì nó là hình tròn. Nhưng nếu nhìn từ bên sang thì nó sẽ là hình chữ nhật.

Cuộc đời bạn sẽ thay đổi như thế nào?

Cuộc đời của bạn nằm chính trong tay của bạn

Trong cuộc sống cũng vậy, nhiều khi chúng ta tưởng là như vậy, nhưng lại không phải là như vậy. Rất cần một góc nhìn đa chiều và phân tích đâu là sự thật, đâu là bản chất và gốc rễ của vấn đề. Cuộc đời mỗi người sinh ra trưởng thành và chết đi sẽ để lại ba kết quả: Một phế phẩm, một sản phẩm hay là một tác phẩm.

Như câu chuyện tôi chia sẻ ở trên, tảng đá khi nằm trong thiền viện là một phế phẩm. Còn khi được tiểu hòa thượng rửa sạch mang ra chợ là một sản phẩm. Còn khi nó được đặt vào viện bảo tàng, vào tiệm đồ cổ sẽ là một tác phẩm

Đời người cũng vậy, khi chúng ta sống mà không mang lại giá trị gì, không để lại giá trị gì coi như cuộc đời đó là một phế phẩm, sẽ rất là đáng tiếc. Một người mang lại giá trị và để lại những giá trị cho đời thì cuộc đời đó sẽ trở thành một sản phẩm hoặc một tác phẩm. Tùy theo giá trị mà người đó mang lại và để lại. Khi để lại những tác phẩm, người đó có thể được gọi là một vĩ nhân. Bạn muốn cuộc đời của mình nó như thế nào là do bạn quyết định, và nó nằm trong tay của bạn.

Đó là vài điều và câu chuyện mà tôi thấy rất giá trị nên chia sẻ với bạn, để bạn tham khảo và chắt lọc những giá trị phù hợp cho mình. Nếu bạn thích nội dung này, hãy chia sẻ nó cho mọi người nhé.

Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và cổ vũ tôi. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn!

Bài viết liên quan:

Bài viết khác

Những sai lầm tài chính khiến bạn mãi không giàu

Những sai lầm tài chính khiến bạn mãi không giàu

Nhớ rằng, thói quen chi tiêu cẩn thận và tỉnh táo sẽ giúp bạn tạo ra một tương lai tài chính bền vững và giảm thiểu nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói.

Xem chi tiết
5 điều ít ai biết giúp bạn thành công vượt bậc ở tuổi 20-35

5 điều ít ai biết giúp bạn thành công vượt bậc ở tuổi 20-35

Xem chi tiết
Sống thật, sống ý nghĩa - Đừng sống đời vô nghĩa

Sống thật, sống ý nghĩa - Đừng sống đời vô nghĩa

Theo quan điểm của tôi, hành trình để được tìm được mình là ai, để sống thật, sống ý nghĩa nằm trong 3 từ khóa: Học thật, Làm thật và Giá trị thật.

Xem chi tiết
Khổ hơn để bớt khổ!

Khổ hơn để bớt khổ!

Một câu nói cửa miệng mà mọi người vẫn hay than vãn và chúng ta hay nghe nói đó là “ĐỜI LÀ BỂ KHỔ”. Nếu nhìn xung quanh chúng ta, có thể dễ nhận thấy rất nhiều mảnh đời khổ cực. Và đúng là với những mảnh đời đó thì “đời là bể khổ”. Nhưng đời chỉ là bể khổ nếu chúng ta không biết khổ luyện sớm mà thôi.

Xem chi tiết
Đừng “Chơi”, hãy “Trải nghiệm”

Đừng “Chơi”, hãy “Trải nghiệm”

Mang tư duy trải nghiệm vào công việc, cuộc sống sẽ giúp ta học hỏi, tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó xây dựng được nền tảng giá trị và tạo dựng được thành công cho bản thân mình.

Xem chi tiết
Được cũng được mà mất cũng vui!

Được cũng được mà mất cũng vui!

Khi gặp những điều không vui, bất như ý trong cuộc sống làm cho mình bực tức, chắc chắn bạn sẽ thu hoạch được nhiều giá trị, sẽ hết bực tức liền. Hãy cùng chiêm nghiệm cùng tôi nhé! 

Xem chi tiết
Thông báo

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hoanghuuthang

Hotline Email Zalo
Về đầu trang

Tham gia cộng đồng

Thông báo
Đóng