Văn hóa doanh nghiệp là chủ đề được nhắc tới rất nhiều trong những năm gần đây trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là nỗi trăn trở của những doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp, mà cả những doanh nghiệp đã có bề dày hoạt động, thậm chí doanh nghiệp lớn. Văn hóa chính là món ăn tinh thần giúp từng cán bộ nhân viên gắn bó, thấu hiểu và đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị về văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trở thành các giá trị, quan niệm và truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, suy nghĩ cũng như hành vi của mọi thành viên trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích, sứ mệnh của doanh nghiệp.
Trong bài chia sẻ, ông Hoàng Hữu Thắng nhận định: “Văn hóa là những gì chúng ta muốn dành cho đối phương và muốn nhận từ đối phương trong quá trình giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp, từ lời nói, suy nghĩ và hành động”. Chính điều này tạo ra những giá trị văn hóa tiến bộ, tốt đẹp.
Doanh nghiệp cần lấy văn hóa làm nền tảng xây dựng quan niệm hướng tới sự thích ứng năng linh động với thị trường. Quan niệm thị trường bao gồm: chất lượng sản phẩm, giá thành, khả năng tiêu dùng,, dịch vụ sau bán nhằm thu hút khách hàng. Doanh nghiệp hướng ra thị trường chính là hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung tâm, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sau đó mới nghĩ tới doanh thu, lợi nhuận
Trách nhiệm xã hội là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp Việt nói chung, bởi hiện nay đi đôi với sự phát triển nhanh chóng là hậu quả của các vấn đề liên quan đến vấn nạn khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Do đó, thông qua văn hóa doanh nghiệp, chúng ta cần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì lợi ích con người và cho các thế hệ mai sau. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ bởi doanh thu, lợi nhuận, đóng thuế mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục cũng như thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình xây dựng một doanh nghiệp toàn diện và phát triển ổn định, bền vững. Văn hoá sẽ ăn sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp để khẳng định chiến lược, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp đó trên hành trình tiến ra biển lớn.
Bài viết liên quan:
Bài viết khác
Với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, đổi mới sáng tạo chính là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học, công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải thay đổi để khác biệt, thay đổi để tồn tại; không khác biệt đồng nghĩa với việc tự đào thải mình khỏi cuộc đua.
Ngày 4/10 vừa qua, Tại Trung tâm tổ chức sự kiện Tiệc và Sự kiện Vạn Hoa (Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội, công ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Thuật Công Nghiệp Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ “thay đổi tư duy để thành công bứt phá” do CEO Hoàng Hữu Thắng trình bày.