Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hoanghuuthang
Đang tải...
Tư duy trải nghiệm – Một chủ đề đầy thú vị tôi muốn chia sẻ với các bạn trong podcast ngày hôm nay. Video xuất phát từ câu hỏi của một bạn đã hỏi trên kênh của tôi, rằng liệu tôi có tiếc nuối vì tuổi trẻ chơi và trải nghiệm không đủ không? Và liệu câu nói “"Học mà không chơi, đánh rơi tuổi trẻ, Chơi mà không học, bán rẻ tương lai." có đúng? Dưới đây là quan điểm của tôi về vấn đề này.
Tôi nhận được chia sẻ của một bạn khán giả có xem video về chương trình “Khi Ta 20” được phát sóng trên đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh mà tôi có chia sẻ lại trên kênh của chúng ta. Một bạn khán giả trẻ tuổi thôi nhưng qua cách bạn ấy nêu vấn đề và đặt câu hỏi, tôi cảm nhận được đó là người có tư duy và tư tưởng rất tốt. Khi đó tôi có phản hồi lại câu hỏi của bạn ấy và nội dung câu hỏi của bạn ấy cũng rất hay và thú vị. Đó là lý do mà tôi làm tập Podcast ngày hôm nay để chia sẻ lại với các bạn.
Cụ thể, bạn ấy nói là “Con có xem cuộc trò chuyện của chú trên chương trình “Khi Ta 20” được phát trên đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Trong video, anh hot có hỏi chú chia sẻ về những kỷ niệm đẹp trong hành trình trước khi khởi nghiệp, chú có chia sẻ rằng là có một vài kỷ niệm nhưng không nhiều. Con năm nay 21 tuổi và rất rất băn khoăn về câu nói “Học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi mà không học bán rẻ tương lai”. Tại vì con nghĩ giống như chú, để đạt ở những thành công to lớn như ngày hôm nay thì chú đã phải đánh đổi phần nhiều thời gian tươi đẹp của mình. Và nếu như khoảng thời gian tuổi trẻ mình chơi thì khó thành công sớm được. Câu hỏi của con là “không biết về phần chú chú có tiếc nuối về khoảng thời gian trước kia của mình đã chơi, đã trải nghiệm không đủ không? Và nếu được quay lại thời gian đó thì chú sẽ làm gì?”
Khi đó, tôi có trả lời rằng mỗi thời mỗi khác, các bạn bây giờ có cuộc sống đầy đủ hơn. Và do vậy ít phải lo đến cơm áo gạo tiền hơn. Điều này cũng có hai mặt của nó, một người chưa từng phải nhịn đói thì không biết và không cảm nhận được rằng khi được ăn no bụng thôi nó cũng hạnh phúc đến mức nào. Một người chưa từng ở trong những căn nhà dột nát mà chỉ ở trong căn biệt thự thì khó cảm nhận được ở trong căn biệt thự nó sướng đến mức nào.
Một người chưa từng biết buồn tủi khổ đau thì có lẽ cũng khó cảm nhận được hết vui sướng và hạnh phúc của cuộc sống đời người quan trọng nhất là được trải nghiệm thật nhiều, kể cả những khổ ải tủi hờn sương gió, để rồi có thể cảm nhận được nhiều góc độ, nhiều cung bậc và chiều sâu của cuộc sống. Chính những trải nghiệm sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn theo thời gian.
Quay lại với câu hỏi của bạn, tôi cũng có những điều nuối tiếc nhưng không nhiều, và nó là những điều nhỏ nhặt thôi. Chính những trải nghiệm đó đã giúp tôi có được ngày hôm nay, giúp tôi cảm nhận được rất nhiều thứ của cuộc sống mà một người chưa từng trải qua rất khó có thể cảm nhận được hết. Nếu thời gian quay trở lại thì tôi vẫn làm như vậy thôi, vẫn luôn nỗ lực hết mình để tiến về phía trước. Chỉ có điều, tôi giảm sự cố chấp của mình đi một chút khi theo đuổi con đường công danh.
Đừng “Chơi”, hãy “Trải nghiệm”: Biến mỗi khoảnh khắc thành hành trình khám phá ý nghĩa
Lời khuyên tôi muốn dành cho tất cả các bạn, đó là đừng chơi mà hãy trải nghiệm. Có cơ hội thì cứ trải nghiệm, cứ dấn thân để rồi sau đó tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm và cũng hiểu được những giá trị mà chỉ có trải nghiệm mới hiểu được, mới thấm được. Trải nghiệm mà tôi nói, có thể bao gồm những thứ mà bạn đang gọi là chơi.
Thú thật với các bạn, tôi có chơi nhưng đúng là tôi chơi ít thật, một phần do điều kiện và hoàn cảnh lúc bấy giờ. Nhưng nếu nói về trải nghiệm thì lại không hề ít. Nói đúng hơn là có thể gấp nhiều lần so với bạn bè cùng trang lứa của tôi khi đó. Chính điều này đã giúp tôi già dặn, bản lĩnh hơn so với tuổi, cũng như so với bạn bè ở khả năng đối diện và vượt qua những khó khăn, sóng gió của cuộc sống.
Thêm minh chứng nữa, những năm đó tôi đã nói chuyện rất hợp, rất tự tin với các bậc đàn anh đàn chị, thậm chí là các bậc cha chú. Và tất cả những điều đó là do trải nghiệm mà tích lũy được.
Ngoài ra, trong tập ngày hôm nay và qua câu nói “Học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ, Chơi mà không học bán rẻ tương lai”, tôi muốn chia sẻ với các bạn một góc nhìn và một tư duy về hai chữ “chơi” và “trải nghiệm”. Ở trên, tôi có khuyên các bạn trẻ là đừng chơi mà hãy trải nghiệm. Tại sao tôi lại khuyên vậy? Đơn giản là tư duy và góc nhìn của tôi về hai chữ này như sau:
Chơi thì đơn giản là chơi thôi, là mất thời gian mà không học hỏi được gì, không rút ra được kinh nghiệm gì. Còn trải nghiệm đơn giản có thể cũng chỉ là chơi, nhưng mang tư duy trải nghiệm. Khi mang tư duy này thì ta có thể sẽ học hỏi, rút tỉa tích lũy được điều gì đó, giá trị gì đó trong chính cái mình đang chơi.
Trải nghiệm đôi khi nó cũng không phải là chơi mà là khám phá một điều mới, việc gì mới hay một nơi nào mới. Trải nghiệm cũng có thể là làm một điều gì mới, làm một thứ gì mới, vượt qua một cái gì đó mà trước đây mình chưa từng làm. Nhưng sau tất cả những điều đó sẽ là những bài học, những kinh nghiệm, giá trị thu lại được.
Quay lại câu hỏi của bạn khán giả, theo tôi, học chúng ta cứ học, học cho ra học, học cho đến nơi đến chốn, mang tư duy trải nghiệm khám phá vào để học. Còn chơi ta có thể vẫn chơi, ta cứ chơi đi hoặc có thể thay bằng từ trải nghiệm. Nhưng dù dùng từ nào thì lời khuyên của tôi là rất nên thay đổi tư duy thành trải nghiệm và mang theo ý nghĩa của từ trải nghiệm mà tôi đã chia sẻ ở trên.
Việc thay đổi tư duy và có tư duy phù hợp là rất quan trọng. Mở rộng góc nhìn ra một chút, trong cuộc sống, trong công việc, bạn đang phải làm những việc này việc kia. Thay vì suy nghĩ với tư duy rằng “đang phải làm việc” thì hãy nghĩ đó là một sự trải nghiệm. Khi ta mang tư duy trải nghiệm thì về hành động chúng ta cũng vẫn đang là người làm để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nhưng tư tưởng sẽ thoải mái vui vẻ hơn nhiều. Còn về tư duy chúng ta sẽ mang tính học hỏi tích lũy kinh nghiệm, kiến thức. Như vậy sẽ thu lại được những giá trị khác ngoài việc đạt được kết quả công việc và hoàn thành được công việc một cách đơn thuần. Khi đó, một người mang tư duy trải nghiệm sẽ luôn gia tăng kiến thức, hiểu biết kinh nghiệm và từ đó đó tăng giá trị cho mình.
Trong cuộc sống thực tiễn, có những thứ mà chỉ có tự mình trải nghiệm thì mới thấu hiểu được sâu sắc. Nên việc trải nghiệm là vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta. Do đó, bạn đừng ngại việc, đừng đứng ngoài cuộc, đừng mãi chỉ là người quan sát mà hãy dấn thân vào trải nghiệm. Ý nghĩa 2 từ “trải nghiệm” nó rộng và sâu như tôi đã chia sẻ ở trên.
Điều tuyệt vời nhất là biến được từ những việc mà chúng ta đang gọi là chơi, là giải trí, là làm thành những trải nghiệm. Mang tư duy trải nghiệm vào công việc, cuộc sống sẽ giúp ta học hỏi, tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó xây dựng được nền tảng giá trị và tạo dựng được thành công cho bản thân mình.
Cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn nhờ cái lối tư duy trải nghiệm. Tôi đã luôn học hỏi được kiến thức và gia tăng được giá trị trong bất cứ việc gì và bất kỳ đâu từ việc đi chơi, đi ăn nhậu, đi du lịch, đi học hỏi, đi làm việc và gặp gỡ đối tác, khách hàng đến làm việc hàng ngày. Mọi thứ đều là trải nghiệm và học hỏi. Điều này rất giá trị và kỳ diệu, nên tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng các bạn có được sự thấu hiểu sâu sắc và thực hành nó vào công việc, cuộc sống của mình, để giúp các bạn hạnh phúc, thành công hơn.
Xem thêm:
Bài viết khác
Thăng tiến trong công việc không chỉ là mục tiêu của người đi làm mà còn là chìa khóa mở ra những cơ hội lớn hơn về thu nhập, quyền lợi và sự nghiệp bền vững. Trong kỷ nguyên số, khi công nghệ liên tục thay đổi cách chúng ta làm việc, nắm bắt đúng chiến lược sẽ giúp bạn bứt phá nhanh hơn.
Để đạt được thành tích tốt trong học tập, bạn không chỉ cần chăm chỉ mà còn phải biết cách học đúng. Áp dụng phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp bạn tối ưu hóa thời gian, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và đạt được kết quả như mong đợi. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm một cách học phù hợp, bài viết này sẽ cung cấp những phương pháp tối ưu nhất dành cho bạn.
Kỹ năng quản lý thời gian không chỉ là cách sắp xếp công việc hợp lý, mà còn là nghệ thuật đầu tư vào điều thực sự quan trọng. Với một tư duy đúng đắn, mỗi người trẻ hoàn toàn có thể biến 24 giờ mỗi ngày thành đòn bẩy mạnh mẽ để tiến xa hơn trên hành trình chinh phục mục tiêu và khát vọng.
Nhưng thông minh không chỉ nằm ở lượng thông tin bạn tiếp thu, mà quan trọng hơn là cách bạn chọn lọc, tư duy và áp dụng chúng vào thực tế. Biết nhiều chưa chắc đã giỏi, nhưng biết cách học đúng và rèn luyện tư duy sắc bén sẽ giúp bạn bứt phá.
Vậy làm thế nào để không ngừng phát triển trí tuệ trong một thế giới luôn đổi thay? Hãy cùng khám phá những cách để bạn thông minh hơn mỗi ngày, tư duy linh hoạt hơn và làm chủ tương lai của chính mình.
Trong một thế giới không ngừng vận động, nếu bạn không tiến lên, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Nâng cấp bản thân không chỉ là một lựa chọn mà còn là điều bắt buộc nếu bạn muốn đạt được thành công và làm chủ cuộc sống. Những người biết hoàn thiện chính mình mỗi ngày luôn có lợi thế vượt trội, họ phát triển tư duy, nâng cao kỹ năng và duy trì một tinh thần bền bỉ để đối mặt với mọi thử thách.
Kỷ luật bản thân không chỉ là khả năng kiểm soát hành động mà còn là sức mạnh nội tại giúp bạn kiên trì theo đuổi mục tiêu, vượt qua sự trì hoãn và chiến thắng chính mình mỗi ngày. Những người thành công không phải lúc nào cũng có động lực, nhưng họ luôn có kỷ luật và chính điều này tạo nên sự khác biệt.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hoanghuuthang