Đang tải...

Hạnh phúc và thành công sẽ tự đến khi bạn có được 3 điều này

Thành công là đích đến, nhưng hạnh phúc là ở trên hành trình đến thành công, dù con đường của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, có 3 tư duy quan trọng mà tôi cho rằng, mọi người thành công đều sở hữu chúng. Trong podcast lần này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn đầy đủ về 3 tư duy vô cùng quan trọng này.

Tôi – Hoàng Hữu Thắng, luôn cho rằng, để đi đến thành công, mỗi chúng ta đều có con đường, có hành trình độc đáo của riêng mình. Nhưng tôi cũng rút ra được rằng, điểm chung của những người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống này là đều sở hữu 3 tư duy: tích cực, buông xả và ngưng phát tán, lan truyền những tư tưởng tích cực.

Hạnh phúc và thành công sẽ tự đến khi bạn có được 3 điều này

 

Tư duy tư tưởng tích cực

Đối với tôi, tư duy tích cực không chỉ đơn thuần là nhìn nhận mọi thứ theo hướng tốt đẹp. Thay vào đó là khả năng nhìn thấy khía cạnh tốt đẹp trong mọi tình huống, ngay cả khi tình huống đó khó khăn hoặc không như mong đợi.

Nói về tư duy tư tưởng tích cực, tôi mượn một câu chuyện mà chính cá nhân tôi là được chứng kiến và trải nghiệm cách đây gần 10 năm. Khi đó, nhân một lần vào thành phố Hồ Chí Minh công tác, tôi đã vào thăm một người bạn và tình cờ được bạn này mời đến tham dự sinh nhật của một người bạn mà tôi chưa dịp quen biết từ trước. 

Vì lời mời rất chân thành nên tôi cũng vui vẻ nhận lời. Tuy nhiên khi tôi đến bữa tiệc sinh nhật mới biết đây là buổi sinh nhật cho một bạn khiếm thị. Một điều bất ngờ nữa là khoảng 70-80% những người tham dự hôm đó là những người khiếm thị hoặc có một dị tật nào đó. Tóm lại là những người mà không may mắn có thể là bị câm, bị điếc, bị mù hay rất nhiều dị tật khác.

Nhưng một điều rất tuyệt vời và làm tôi bất ngờ là tất cả những người tham dự hôm ấy đều có một tinh thần rất hồn nhiên, vui vẻ. Mọi người nhiệt tình giúp đỡ nhau để khuyết điểm của người này được bù đắp bởi sự giúp đỡ của người khác. Tức là gì, những người khiếm thị được bám vào vai của những người khác dắt lên sân khấu để ca múa, để nhảy nhót.

Cứ như vậy, buổi sinh nhật hôm ấy được diễn ra trong không khí vô cùng hứng khởi, vui vẻ. Cũng trong buổi hôm đó, tôi có ngồi nói chuyện với người bạn của bạn tôi. Thông qua câu chuyện, tôi biết rằng người bạn này không phải bị mù bẩm sinh mà chỉ mới bị cách đây 4-5 năm. Trước đó bạn có một gia đình hạnh phúc, mở một cơ sở đào tạo xoa bóp bấm huyệt và tạo công ăn việc làm cho hơn 10 bạn khiếm thị khác.

Tôi đã hỏi bạn ấy rằng: “ Khi mới bị khiếm thị thì cảm giác, cảm nhận của em thế nào?”

Bạn ấy có nói là khi mới bị cũng rất buồn nhưng mà sau đó một thời gian cũng bớt buồn đi dần. Bạn ấy cũng có suy nghĩ rằng, cuộc sống có mấy đâu, còn khỏe mạnh là vui rồi. Câu nói đó rất bình thường trong suy nghĩ của tôi ngay tại thời điểm ấy. Nhưng hôm đó về thì mình đã suy nghĩ rất nhiều về câu nói ấy. Mình ngẫm ra rằng, đúng là như vậy, là đời người thật ngắn ngủi, hãy sống sao cho trọn vẹn mỗi ngày. Vậy tại sao chúng ta phải lấy nỗi buồn để lấp đầy quãng thời gian ngắn ngủi đó?

Liên tưởng đến bản thân mình, tôi nghiệm ra rằng, cuộc sống của mình cũng vậy, không thể biết trước ngày mai ra sao. Vậy thì, có chăng mình cần thay đổi cách sống của mình, và giả dụ mình không còn có nhiều thời gian để sống nữa thì mình sẽ sống thế nào ở hiện tại? Những câu hỏi đó cứ “gim” mãi trong suy nghĩ của tôi, theo tôi suốt một thời gian dài sau này. Và tôi đã tự đi tìm câu trả lời cho chính mình.

Trong hành trình đi tìm câu trả lời, tôi nhận ra được nhiều giá trị. Nó không khiến tôi suy nghĩ theo hướng tiêu cực, bởi tôi hiểu rằng, cuộc sống là vô thường, dù chúng ta không mong muốn thì nó cũng có thể xảy đến. Chính câu nói đó đã cảnh tỉnh chúng ta, làm cho chúng ta phải phải nhìn lại tư duy, cách sống của bản thân mình.

Nếu ngày mai không còn nữa thì ngày hôm nay chúng ta còn ghét nhau không?

Nếu ngày mai không còn được sống nữa thì hôm nay mình còn giữ được những điều không hay trong lòng hay không?

Nghĩ vậy để hôm nay mình sẽ đối đãi với những người xung quanh như thế nào. Khi nghĩ được như vậy, chắc chắn mọi người sẽ quên hết những suy nghĩ tiêu cực, những suy nghĩ thù hận. Bởi vì ngày mai chúng ta có gặp nhau nữa đâu, mỗi người một nơi.

Đấy chính là những giá trị mà câu hỏi này mang lại cho tôi, rằng trong cuộc sống sẽ có rất nhiều điều không như ý, những điều làm cho mình cảm thấy rằng không hài lòng. Chính những suy nghĩ như vậy sẽ làm cho sự bực tức được tiêu tan, được hóa giải. Sự chấp, sự ghét không còn ở trong lòng.

Một người khiếm thị có được suy nghĩ và hành động tích cực như vậy, thì tại sao một người lành lặn, khỏe mạnh như mình lại không thể làm? 

Khi tư duy, tư tưởng tích cực được mở thì niềm tin cũng được khai sáng, dẫn đến hành động tích cực, mang lại giá trị cho không chỉ bản thân mà còn cho nhiều người khác. Chính người bạn khiếm thị kia là một tấm gương, ví dụ điển hình.

Đó cũng chính là tư duy tư tưởng tích cực mà tôi muốn nói đến trong bài podcast hôm nay. 

- Tư duy tư tưởng tích cực và niềm tin vững chắc vào cuộc sống

Trên con đường đi đến thành công và hạnh phúc được như ngày hôm nay, tôi nhận ra rằng, những người thành công trên thế giới hay những người thành công ở Việt Nam đều là những người có tư tưởng rất tích cực, có niềm tin vững chắc vào cuộc sống. Và nhờ đó đã thôi thúc họ muốn làm những điều có ý nghĩa cho cuộc sống. Họ muốn cống hiến, muốn chia sẻ, muốn cho đi. Bản chất điều đó đến từ những điều nhỏ bé như tôi đã chia sẻ, chứ không cần “đao to, búa lớn” gì cả.

Chính tư duy tư tưởng tích cực đã giúp những người thành công có được sự tự tin, và cả sự cảm thông nữa. Sự cảm thông, gạt bỏ, xem nhẹ những tiêu cực mà người khác mang lại cho mình. Đó cũng chính là tư duy thứ 2 mà tôi muốn chia sẻ đến bạn: TƯ DUY BUÔNG XẢ

Tư duy buông xả

Buông xả không có nghĩa là buông bỏ, rũ bỏ mà là gạt bỏ những cái suy nghĩ không đáng có, không cần thiết, không mang lại giá trị, hay những suy nghĩ tiêu cực nhỏ nhoi do ngoại cảnh mang đến.

Ví dụ xã hội tác động trực tiếp đến đến suy nghĩ, đến cảm xúc của chúng ta, làm cho chúng ta bị ảnh hưởng, bị bực tức, bị dồn nén thì chúng ta nên sử dụng tư duy buông xả.

Cần suy nghĩ rằng điều đó có giá trị hay không, có ích hay là vô ích. Nếu nó vô ích, chúng ta phải đào thải nó ra khỏi đầu óc và suy nghĩ của chúng ta. Thay vào đó là những điều có giá trị, những điều tích cực. 

Có những trường hợp khác mà chúng ta nhìn theo tư duy tích cực thì là nó sẽ có giá trị. Tôi ví dụ như trực tiếp trong cuộc sống công việc của tôi hàng ngày. Giả dụ chúng tôi làm ra một đơn hàng nào đó giao đến tay khách hàng và khách hàng chỉ cho chúng tôi rất nhiều vấn đề lỗi.

Nếu theo suy nghĩ tiêu cực, mình sẽ nghĩ rằng khách hàng này khó tính quá, hạch sách quá, gây khó dễ quá. Nhưng nếu theo một góc nhìn khác, theo tư duy tư tưởng tích cực, chúng ta coi những lời nhận xét đó là những lời nhận xét của những người thầy. Đó là những lời vàng để chúng ta biết rằng sản phẩm của chúng ta đang khiếm khuyết cái gì. Từ đó có thể cải tiến và hoàn thiện để có nhiều sản phẩm chất lượng hơn trong tương lai, thu hút và nhận được sự tin tưởng từ nhiều khách hàng hơn.

Bài học rút ra là gì, đó là từ 2 tư duy tư tưởng khác nhau sẽ dẫn đến 2 hành động khác nhau. Từ 2 sự lĩnh ngộ khác nhau sẽ dẫn đến 2 hành động khác nhau và cuối cùng tương lai có 2 kết quả khác nhau.  Bởi vì tất cả các sự vật, sự việc xảy ra trên đời này hoặc tất cả các vấn đề nó đều có hai mặt của nó. Chúng ta nhìn theo mặt nào thì chúng ta sẽ nhận được giá trị của mặt đó.

Chúng ta không thể quyết định được những gì sẽ xảy đến đối với chúng ta. Nhưng tâm thế và tư duy tư tưởng ta đón nhận nó như thế nào lại là vấn đề thuộc về chúng ta. 

Quay lại câu chuyện của người bạn khiếm thị mà tôi chia sẻ, rõ ràng việc bị khiếm thị là điều bạn ấy không hề mong muốn, nhưng nó vẫn đến. Nhưng bạn ấy có quyền quyết định việc bạn ấy đối diện và đón nhận sự việc ấy như thế nào, sẽ tiếp tục sống ra sao,…

Nếu như lựa chọn theo chiều hướng tích cực thì bạn ấy có một cuộc sống ý nghĩa mặc dù sẽ vất vả hơn người bình thường. Và thực tế bạn ấy đang có được cuộc sống tích cực và ý nghĩa như vậy.

Còn nếu suy nghĩ tiêu cực thì sẽ xem đó là một biến cố quá lớn, khiến bạn ấy suy sụp và có thể mất cân bằng, thậm chí buồn chán rồi dẫn đến rất nhiều suy nghĩ, hành động tiêu cực khác.

Qua đây tôi rút ra được bài học rằng, chất lượng và kết quả cuộc sống của chúng ta đa phần là do chúng ta lựa chọn. Chúng ta lựa chọn như thế nào thì chúng ta sẽ có kết quả như vậy. Cũng qua đó, tôi mong rằng mỗi chúng ta hãy cùng trau dồi, cùng hướng tới những điều tích cực, hạn chế những tư duy, tư tưởng tiêu cực.

Tôi ví dụ, trong bạn bè của chúng ta sẽ có những người có năng lượng tích cực, có tư duy tư tưởng tích cực thì chúng ta nên gần gũi với những người đấy nhiều hơn và hạn chế gần gũi với những người có tư duy tư tưởng tiêu cực. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” - câu này rất đúng.

Ngưng phát tán, lan truyền những tư tưởng tiêu cực

Một ví dụ khác cho sự phát tán tư duy tư tưởng tiêu cực, đó là khi chúng ta tụm năm tụm ba bàn tán về cái một người thứ ba nào đó. Và trong câu chuyện bàn tán ấy có rất nhiều điều tiêu cực. Có rất nhiều điều không hay, có rất nhiều điều mà chính những người đang nói cũng không biết là nó đúng hay sai, mà chỉ là phỏng đoán. Nhưng chúng ta vẫn hồn nhiên nói như thể chúng ta rõ rồi. Điều đó vô hình chung đang phát tán những điều tiêu cực mà chúng ta lại không hay. 

Bản thân tôi đôi khi cũng bị cuốn vào những cái đó, nhưng vì mình ý thức nên mình kịp cảnh tỉnh ngay. Đó cũng là cách để mình rèn luyện năng lượng tích cực. Rèn luyện, xây dựng và phát triển tư duy tích cực cho bản thân là một quá trình không hề dễ dàng, cần trải qua thời gian dài. Nó là một hành trình tu dưỡng và rèn luyện. Vậy định hướng ở đây là gì?

Theo tôi, để có được tư duy tư tưởng tích cực, trong đầu chúng ta phải luôn có suy nghĩ rằng, tất cả sự vật sự việc xảy ra nó đều có hai mặt, có tích cực và cả tiêu cực. Và việc chúng ta cần làm là dừng lại, chậm lại một chút để nhận diện xem đâu là tích cực, đâu là tiêu cực. Cuối cùng, hãy lựa chọn theo chiều hướng tích cực, đừng để sự tiêu cực cuốn chúng ta vào, ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động của chúng ta. Đó chính là sự “buông xả” – Buông bỏ đi những tư duy tiêu cực!

Khi những tư duy tư tưởng tiêu cực được dọn dẹp sạch sẽ thì những tư tuy tư tưởng tích cực sẽ được nuôi dưỡng và phát triển dần theo thời gian. Để làm được điều đó, chúng ta phải quyết tâm cao độ, có được sự giác ngộ nhất định cho bản thân mình và có một sự rèn luyện theo năm tháng. 

Quay lại câu hỏi ban đầu “ Nếu ngày mai chúng ta không không còn được sống nữa thì chúng ta sẽ sống như thế nào?” Chính cái câu hỏi này đã mang lại rất nhiều giá trị cho tôi. Và tôi cũng muốn các bạn sẽ chậm lại một chút, thử hỏi nghiêm túc về câu hỏi này. Tôi tin nó cũng sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho các bạn. Nó sẽ giúp bạn biết là mình nên sống với một tư tưởng, một cuộc sống như thế nào.

Và đề kết thúc cho podcast này, tôi muốn nói rằng, chúng ta chỉ được sống một lần thôi, chúng ta sinh ra khó có quyền lựa chọn ở trong hoàn cảnh, địa vị như thế nào. Nhưng sống như thế nào và có được cuộc đời ra sao, có thành công và hạnh phúc hay không, thì lại nằm trong chính bàn tay của chúng ta. 

Đấy cũng là những tư duy tư tưởng mà tôi muốn chia sẻ đến với các bạn ngày hôm nay. Và tôi cũng mong và chúc cho các bạn sẽ gieo trồng được những tư duy tư tưởng tích cực để gặt hái được những  thành công dù nhỏ nhất. Nó sẽ tạo động lực, tạo niềm tin cho các bạn cố gắng tiếp trong cuộc sống, để có động lực rèn luyện hướng tới cuộc sống thành công sau này. Chúc bạn thành công!

Mời bạn cùng khám phá bí quyết hạnh phúc và thành công trong podcast "Biết được điều này hạnh phúc tự đến thôi"

 

Biết được điều này hạnh phúc tự đến thôi

Xem thêm:

Bài viết khác

Những sai lầm tài chính khiến bạn mãi không giàu

Những sai lầm tài chính khiến bạn mãi không giàu

Nhớ rằng, thói quen chi tiêu cẩn thận và tỉnh táo sẽ giúp bạn tạo ra một tương lai tài chính bền vững và giảm thiểu nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói.

Xem chi tiết
5 điều ít ai biết giúp bạn thành công vượt bậc ở tuổi 20-35

5 điều ít ai biết giúp bạn thành công vượt bậc ở tuổi 20-35

Xem chi tiết
Để có một cuộc đời ý nghĩa và giá trị

Để có một cuộc đời ý nghĩa và giá trị

Một người mang lại giá trị và để lại những giá trị cho đời thì cuộc đời đó sẽ trở thành một sản phẩm hoặc một tác phẩm.

Xem chi tiết
Sống thật, sống ý nghĩa - Đừng sống đời vô nghĩa

Sống thật, sống ý nghĩa - Đừng sống đời vô nghĩa

Theo quan điểm của tôi, hành trình để được tìm được mình là ai, để sống thật, sống ý nghĩa nằm trong 3 từ khóa: Học thật, Làm thật và Giá trị thật.

Xem chi tiết
Khổ hơn để bớt khổ!

Khổ hơn để bớt khổ!

Một câu nói cửa miệng mà mọi người vẫn hay than vãn và chúng ta hay nghe nói đó là “ĐỜI LÀ BỂ KHỔ”. Nếu nhìn xung quanh chúng ta, có thể dễ nhận thấy rất nhiều mảnh đời khổ cực. Và đúng là với những mảnh đời đó thì “đời là bể khổ”. Nhưng đời chỉ là bể khổ nếu chúng ta không biết khổ luyện sớm mà thôi.

Xem chi tiết
Đừng “Chơi”, hãy “Trải nghiệm”

Đừng “Chơi”, hãy “Trải nghiệm”

Mang tư duy trải nghiệm vào công việc, cuộc sống sẽ giúp ta học hỏi, tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó xây dựng được nền tảng giá trị và tạo dựng được thành công cho bản thân mình.

Xem chi tiết
Thông báo

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hoanghuuthang

Hotline Email Zalo
Về đầu trang

Tham gia cộng đồng

Thông báo
Đóng