Đang tải...

Khổ hơn để bớt khổ!

Thầy Thích Minh Tuệ nổi lên như một hiện tượng với lối tu khổ hành, khất thực từ Bắc vào Nam, nhận về nhiều tình cảm, quan tâm và cả sự tò mò từ cộng đồng xã hội. Vậy các bạn có thể học được điều gì từ hình ảnh của thầy Thích Minh Tuệ?

Hôm nay, Hoàng Hữu Thắng xin chia sẻ đến các bạn một góc nhìn, một quan điểm mà tôi đúc kết được qua hiện tượng của Thầy Thích Minh Tuệ và cả qua những trải nghiệm của mình để các bạn cùng tham khảo, chiêm nghiệm.

Tôi tin rằng, sau khi nghe và chiêm nghiệm, nếu ai đang thấy mình khổ sẽ bớt khổ hơn, ai đang thấy mình nghèo thì sẽ bớt nghèo hơn,... Đó cũng chính là chủ đề của ngày hôm nay “KHỔ HƠN ĐỂ BỚT KHỔ”

KHỔ HƠN ĐỂ BỚT KHỔ: nghịch lý cuộc sống hay chân lý thành công?

Tại sao lại “KHỔ HƠN ĐỂ BỚT KHỔ”?

 Một câu nói cửa miệng mà mọi người vẫn hay than vãn và chúng ta hay nghe nói đó là “ĐỜI LÀ BỂ KHỔ”. Nếu nhìn xung quanh chúng ta, có thể dễ nhận thấy rất nhiều mảnh đời khổ cực. Và đúng là với những mảnh đời đó thì “đời là bể khổ”. Nhưng đời chỉ là bể khổ nếu chúng ta không biết khổ luyện sớm mà thôi.

- Là rèn luyện tư duy tư tưởng biết chấp nhận cái khổ

Nhìn vào hình ảnh của thầy Thích Minh Tuệ, chắc hẳn có rất nhiều người xót xa khi giữa trời nắng như vậy mà thầy đi bộ khất thực xuyên qua hết tỉnh này đến tỉnh khác với đôi chân trần. Ngày thì ăn một bữa, tiện đâu thì ngủ đấy, nhìn vào cảnh này nhiều người sẽ thấy thầy rất khổ. 

Nhưng thực tế thầy chia sẻ mình cảm thấy rất vui vẻ, an nhiên, tự do tự tại và hạnh phúc vì được đi khất thực, vì được đi tu tập. Trong tư duy tư tưởng đã xác định và chấp nhận cái khổ này nên sẽ thấy không còn là khổ nữa. Và sự thật là mình cảm nhận như thế nào, trong lòng mình như thế nào mới là điều quan trọng nhất.

- Là hiểu rằng chấp nhận không có nghĩa là buông bỏ

Đây là mẫu chốt của câu “KHỔ HƠN ĐỂ BỚT KHỔ”. Các bạn có thấy một hiện tượng như thế này không: Một người khi đã trải qua rất nhiều khổ ải đau đớn, thậm chí khổ đến cùng cực rồi, như là chết đi sống lại rồi sau đó đứng dậy được, ta sẽ thấy người đó thay đổi rất nhiều. Từ đó sau này cuộc sống có thể khổ cực hay xảy ra những điều không may, bất như ý thì người đó cũng thấy bình thường và sẽ bình tĩnh đối diện vượt qua, không còn thấy quá khổ nữa, không còn thấy quá ghê gớm nữa - Đây là một trường hợp “KHỔ HƠN ĐỂ BỚT KHỔ”.

Nhưng trường hợp này thì cái khổ nó đến kiểu như một kiếp nạn vậy. Kiểu như trời dáng vậy! Kiểu khổ này không phải ai cũng vượt qua được, vì bản thân người đó không có sự tu tập và rèn luyện trước đó.

Đa số trong trường hợp này chúng ta sẽ khó có thể vượt qua được và cuộc sống bắt đầu xuống dốc không phanh. Nó như địa ngục giữa trần gian vậy. Và đây mới là điều mà tôi muốn chia sẻ đến với các bạn, đó là hãy chủ động khổ hơn để bớt khổ. Có hiểu, có trải được cái khổ nhiều thì mới biết cách để đương đầu, để vượt qua những cái khổ tiếp theo, và cuối cùng là để biết cách làm thế nào để cái khổ không đến với mình nữa.

Khổ hơn để bớt khổ - Nghe vô lý mà lại rất hợp lý. Khi một người đã trải qua rất nhiều khổ ải đau đớn rồi thì những khổ ải bình thường, đau đớn bình thường sẽ không còn thấy đáng sợ, không còn thấy khổ nữa, như vậy thì đã bớt khổ rồi. Thậm chí nếu ai trải qua nhiều, có sự tu tập và rèn luyện tốt thì khi sự việc không may, không như ý nó đến, ta sẽ không còn thấy khổ nữa mà hoan hỉ đón nhận và vượt qua.

Chủ động khổ hơn để bớt khổ

- Nghĩa là tình nguyện dấn thân, tình nguyện đối diện với cái khổ

Một điểm rất quan trọng tôi muốn nhấn mạnh với các bạn, đó là sự “chủ động khổ hơn” - Tức là chủ động dấn thân vào việc khó, vào khổ ải và tu dưỡng rèn luyện để vượt qua những khổ ải đó, hoàn thiện bản thân và liên tục làm như vậy. Cái khổ này là cái khổ mà ta tình nguyện dấn thân, tình nguyện nhận thấy, tình nguyện đối diện, tình nguyện nhận về. Cái khổ như vậy thì cũng không hẳn còn là khổ nữa.

Khi một người có tư duy tư tưởng như vậy, liên tục dấn thân, liên tục tu dưỡng và rèn luyện trong những khổ ải. Họ sẽ thấy nó bình thường và vẫn an nhiên vui vẻ tự do tự tại làm và vượt qua. Đó là trường hợp của thầy Thích Minh Tuệ. Chúng ta đều thấy thầy đi khất thực, tu tập với đôi chân trần đúng nghĩa đen, an nhiên vui vẻ, tự do tự tại và hạnh phúc.

- Khổ trong sự chủ động, trong niềm vui hạnh phúc thì không còn là khổ

Cá nhân tôi, qua hành trình trải nghiệm của mình, tôi đã thấu hiểu được điều này từ rất sớm. Và tôi đã từng chia sẻ trong một sự kiện vào năm 2023 như sau:

“Chúng ta thường nghĩ, thường than cuộc sống mình khổ, mình vất. Có thể ông làm quan cũng than mình vất, ông làm sếp cũng than mình vất, ông ít tiền cũng than mình vất, ông nhiều tiền cũng than mình vất, ông giàu cũng than mình vất, ông nghèo cũng than mình vất đúng không? Vất vả khổ cực, mỗi ông có cái khổ riêng. Nhưng làm thế nào để bớt khổ, để bớt vất vả? Rũ bỏ? Buông bỏ? Né tránh? Có phải là cách không???

Không phải là cách đâu quý vị ạ! Mà phải nhận về mình những cái việc khổ hơn, phải dám dấn thân làm cho mình khổ hơn nữa. Và khi khổ hơn nữa thì chúng ta sẽ cảm thấy bớt khổ. Bởi khi chúng ta tình nguyện dấn thân, tình nguyện khổ hơn nữa thì cái khổ này là cái khổ chủ động. Cái khổ này là cái khổ hạnh phúc, cái khổ này là cái khổ có niềm vui và hạnh phúc. Và cái khổ mà có niềm vui, có hạnh phúc thì đó không còn là khổ nữa.”

Qua nội dung tôi chia sẻ ở trên, bạn có thể thấy tôi sớm hiểu được điều này. Nhưng qua hiện tượng của thầy Thích Minh Tuệ thì tôi có chiêm nghiệm thêm, hiểu sâu sắc hơn. Để rồi hôm nay tôi làm tập Podcast này chia sẻ đến với các bạn.

Bản thân tôi có sự chiêm nghiệm, rèn rũa qua khó khăn, khổ ải về thân xác từ rất nhỏ. Và rồi thất bại liên tục trên con đường công danh với 5 lần trượt Đại học, 5 lần trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nó cứ tăng dần, tăng dần khiến tôi có những thời điểm chỉ ước mình biến mất khỏi trần gian này mà không ảnh hưởng đến ai, không ảnh hưởng đến gia đình, cha mẹ. Nhưng rồi tôi biết rằng, điều đó là không thể. Nên tôi đã trấn tĩnh lại bản thân, quyết tâm đứng lên bằng được. 

Sau khi đứng lên được qua các lần vấp ngã và đau đớn đó, những lần khởi nghiệp vất vả sau này, tôi vẫn luôn bình tĩnh và thấy nó là bình thường để đối diện và vượt qua. Ngoài ra, cuộc sống của tôi cũng vẫn còn nhiều khó khăn và sóng gió, nhưng bản thân tôi cũng luôn thấy bình thường và luôn vững tâm thế và sẵn sàng đón nhận. Có được khả năng đó là nhờ sự rèn dũa theo năm tháng và phải khổ luyện rất nhiều, chứ không phải nó tự nhiên mà có.

Để “Khổ trước sướng sau” thì phải “Lấy khổ để trị khổ”

Các cụ nhà ta có câu “Khổ trước sướng sau” cũng rất là hay. Tôi xin chia sẻ ý nghĩa của nó qua góc nhìn của tôi như sau:

Chữ “khổ” ở đây không phải là khổ đau mà là khổ luyện các bạn nhé. Nếu những năm tháng tuổi trẻ bạn không chịu khó khổ luyện, không chịu trả giá sớm cho việc khổ luyện thì khi bạn già đi, bạn không còn nhiều thời gian nữa, bạn sẽ phải trả cái giá rất đắt. Lúc này gọi là “khổ trước cực sau”. Do vậy, tuổi trẻ hãy cố gắng mà trải nghiệm, rèn luyện và khổ luyện sớm. Có trả giá thì hãy trả giá sớm đi, trả giá càng sớm thì càng rẻ, trả giá càng muộn thì càng đắt. Ngoài ra, thời gian nó hết rồi mà bạn vẫn phải trả giá thì nó còn đắt hơn rất nhiều.

Ở đầu tập ngày hôm nay, tôi có nhắc đến một câu “Đời là bể khổ”. Chúng ta quan sát thì dễ nhận thấy đúng là nhiều mảnh đời là bể khổ, là bất hạnh. Và đời còn là bể khổ nếu chúng ta không biết khổ luyện. Đó là sự thật trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, cần lấy khổ để trị khổ, tức là khổ hơn nữa để bớt khổ. Khổ luyện để bớt khổ đau. Hãy chủ động chọn cái khổ thay vì để cái khổ nó chọn mình.

Cái khổ nó chọn mình thì như kiểu trời giáng ấy, không biết nó đến lúc nào. Mà trời giáng thì cực lắm các bạn. Khi khổ luyện đủ rồi thì nó sẽ chuyển sang một cung bậc khác dễ chịu hơn, đó là trở thành rèn luyện, tập luyện. Khi đó sẽ không còn quá vất vả nữa, mà nó như cơm ăn nước uống hàng ngày của chúng ta. Đó là hình ảnh đi khất thực và tu tập của thầy Thích Minh Tuệ thời gian vừa qua. Thầy đâu có thấy mình khổ nữa, đâu có thấy cực. Mà đó là cuộc sống hàng ngày của thầy - bình thường, vui vẻ, tự do tự tại.

Sứ mệnh của tôi - Cống hiến, chia sẻ để giúp bạn bớt nghèo, bớt khổ

Hiểu được nguyên lý “khổ hơn để bớt khổ”, cá nhân tôi mấy năm gần đây, khi doanh nghiệp đã tạm ổn thì tôi chọn tiếp tục chia sẻ thông qua những cuốn sách mà mình viết. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm của mình tích lũy được cho mọi người. Tôi đến chia sẻ ở các trường đại học, các diễn đàn, sự kiện và tất cả đều là miễn phí. Và tất nhiên cả trên kênh Hoàng Hữu Thắng Podcast mà bạn đang nghe. Tất cả đều tự tay tôi làm nội dung, và tất cả đều dựa trên những kiến thức, trải nghiệm thực tế của mình. Tôi muốn chia sẻ những gì mình đã làm được và đã hiểu sâu sắc đến với tất cả các bạn, để các bạn dễ ứng dụng và mang lại những giá trị thiết thực nhất.

Để hoàn thiện mỗi tập Podcast, tôi thường phải mất khoảng 2 ngày. Như vậy là mỗi tuần tôi phải dành ra 2 ngày để làm việc này. Mà các bạn biết đấy, với vị trí và công việc tôi đang đảm nhiệm, nếu quy ra về mặt vật chất thì đây là những tập Podcast rất đắt đỏ.

Thay vào đó, nếu tôi chỉ tập trung vào việc kinh doanh thì chắc chắn sẽ ra rất nhiều tiền hơn mà cũng không đến mức phải vất vả. Ngoài ra, tôi còn có thời gian vui chơi giải trí nữa. Nhưng tôi đã không chọn như vậy. Bởi tôi hiểu sứ mệnh của mình và tôi cũng hiểu rất rõ những điều tôi chia sẻ trong nội dung của ngày hôm nay. Tôi tiếp tục chọn dấn thân vào hành trình mới và cống hiến, chia sẻ những giá trị mình có đến với cộng đồng.

Nội dung của ngày hôm nay có lẽ nó hơi xoắn não một chút, nhưng tôi nghĩ nó vô cùng ý nghĩa và giá trị với các bạn. Một lời khuyên chân thành là các bạn nên nghe nó nhiều lần, tôi tin dần dần bạn sẽ hiểu được hết những ý nghĩa và giá trị mà tôi muốn truyền tải. 

Nếu bạn thích nội dung này, hãy chia sẻ nó cho mọi người và tặng tôi một like động viên để tôi thêm năng lượng làm ra những tập Podcast chất lượng hơn nữa gửi đến các bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và cổ vũ tôi. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn!

Xem thêm:

Bài viết khác

Những sai lầm tài chính khiến bạn mãi không giàu

Những sai lầm tài chính khiến bạn mãi không giàu

Nhớ rằng, thói quen chi tiêu cẩn thận và tỉnh táo sẽ giúp bạn tạo ra một tương lai tài chính bền vững và giảm thiểu nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói.

Xem chi tiết
5 điều ít ai biết giúp bạn thành công vượt bậc ở tuổi 20-35

5 điều ít ai biết giúp bạn thành công vượt bậc ở tuổi 20-35

Xem chi tiết
Để có một cuộc đời ý nghĩa và giá trị

Để có một cuộc đời ý nghĩa và giá trị

Một người mang lại giá trị và để lại những giá trị cho đời thì cuộc đời đó sẽ trở thành một sản phẩm hoặc một tác phẩm.

Xem chi tiết
Sống thật, sống ý nghĩa - Đừng sống đời vô nghĩa

Sống thật, sống ý nghĩa - Đừng sống đời vô nghĩa

Theo quan điểm của tôi, hành trình để được tìm được mình là ai, để sống thật, sống ý nghĩa nằm trong 3 từ khóa: Học thật, Làm thật và Giá trị thật.

Xem chi tiết
Đừng “Chơi”, hãy “Trải nghiệm”

Đừng “Chơi”, hãy “Trải nghiệm”

Mang tư duy trải nghiệm vào công việc, cuộc sống sẽ giúp ta học hỏi, tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó xây dựng được nền tảng giá trị và tạo dựng được thành công cho bản thân mình.

Xem chi tiết
Được cũng được mà mất cũng vui!

Được cũng được mà mất cũng vui!

Khi gặp những điều không vui, bất như ý trong cuộc sống làm cho mình bực tức, chắc chắn bạn sẽ thu hoạch được nhiều giá trị, sẽ hết bực tức liền. Hãy cùng chiêm nghiệm cùng tôi nhé! 

Xem chi tiết
Thông báo

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hoanghuuthang

Hotline Email Zalo
Về đầu trang

Tham gia cộng đồng

Thông báo
Đóng